Mình gom góp và lần lượt giới thiệu một số kinh nghiệm, kiến thức bác mới mua xe cần biết, để sử dụng xe ngon, bổ rẻ, và ít bị sự cố với Đại Lý hay Gara. Có rất nhiều vấn đề mà người sử dụng xe Mit lâu năm, va chạm nhiều mới biết, các Hãng khác cũng thế thôi.

1. Chọn Đại Lý Bảo Dưỡng

Không đại lý nào đạt trình độ toàn diện mà lại ngon bổ rẻ. Tuy Isamco Cô Giang, AMC hay Việt Hùng..là những Đại lý lâu năm nên kinh nghiệm bắt Pan khá hơn; nhưng với mức độ bảo trì thông thường, các đại lý đều đạt. Khi có hư hỏng nặng thì đại lý đều được hổ trợ từ nhà máy.
Với sự hiểu biết nhất định, các bác hoàn toàn có thể bảo trì gần nhà, nếu nghiên cứu kỹ bảng hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì trong tài liệu kèm theo xe.

Chọn Đại lý nào thuận tiện, khi gặp sự cố nặng thì đến Đại lý lớn.
Đại lý thân thiện mình có thể giới thiệu hiện nay là Bảo Long.

2. Bảo Hiểm và Đồng Sơn

Hiện nay các xưởng Dịch Vụ đều sống nhờ Bảo Hiểm và Đồng Sơn, và chi phí dịch vụ của người sử dụng xe đều rơi nhiều vào khoản này, Bảo hiểm hay Đồng Sơn. Với xe mới, mua bảo hiểm thân vỏ rất cần thiết, vì xe mới chưa quen xe để cọ quẹt và phụ tùng còn hiếm và mắc.
Các thu nhập từ Dịch Vụ Bảo trì nhiều khi chưa đủ để trả công thợ mà phải thêm từ Bảo Hiểm.
Phân xưởng Đồng Sơn thường xuyên quá tải, dẫn đến bực mình và giảm chất lượng sơn.
Nếu mình chưa có các mối quan hệ thân thiết từ trước thì khi mua bảo hiểm thân vỏ nên tham khảo kỹ.
Đừng nên tự mua bảo hiểm toàn phần, mà hãy đến tham khảo quản đốc hay trưởng phòng dịch vụ của đại lý mình chọn bảo dưỡng, với giao ước là họ sẽ làm tất cả thủ tục khi xảy ra va chạm. Xưởng sẽ hưởng phần discount, nhưng rất đáng.

3. Các số điện thoại cần biết

Đường dây nóng MIT trong giờ làm việc 0903 999 141 Để hỏi gấp về các vấn đề kỹ thuật hay phàn nàn các đại lý. Họ sẽ xử lý thông tin và liên lạc phản hồi lại.
Đại lý Số điện thoại của trưởng phòng dịch vụ, của Quản Đốc và người thợ thường Bảo trì xe mình. Số điện thoại của nhân viên chuyên giải quyết tai nạn của đại lý, khi bị tai nạn, gọi anh này Bảo Hiểm và Đồng Sơn.
Hiện nay các xưởng Dịch Vụ đều sống nhờ Bảo Hiểm và Đồng Sơn, và chi phí dịch vụ của người sử dụng xe đều rơi nhiều vào khoản này, Bảo hiểm hay Đồng Sơn. Với xe mới, mua bảo hiểm thân vỏ rất cần thiết, vì xe mới chưa quen xe dễ cọ quẹt và phụ tùng còn hiếm và mắc.
Các thu nhập từ Dịch Vụ Bảo trì nhiều khi chưa đủ để trả công thợ mà phải thêm từ Bảo Hiểm.
Phân xưởng Đồng Sơn thường xuyên quá tải, dẫn đến bực mình và giảm chất lượng sơn.
Nếu mình chưa có các mối quan hệ thân thiết từ trước thì khi mua bảo hiểm thân vỏ nên tham khảo kỹ.
Đừng nên tự mua bảo hiểm toàn phần, mà hãy đến tham khảo quản đốc hay trưởng phòng dịch vụ của đại lý mình chọn bảo dưỡng, với giao ước là họ sẽ làm tất cả thủ tục khi xảy ra va chạm. Xưởng sẽ hưởng phần discount, nhưng rất đáng tiền.
Các bác thường chỉ liên hệ sale, nhưng họ đã hết nhiệm vụ.
Số điện thoại khẩn cấp cứu hộ của Đại lý.
Một vấn đề quan trọng nữa là cứu hộ, cứu pan.
Mình đặt vấn đề bảo dưỡng lâu dài ở đại lý, và yêu cầu phải có thợ cứu hộ nếu pan dọc đường khi mình hỏng xe nếu họ không đảm bảo thì tìm đại lý khác. Ngày xưa mình làm ở SG, nhưng khách hàng báo hỏng là cử 2 thợ nhảy xe đi ngay. Lần xa nhất thợ mình đi là SG Thanh Hóa, dĩ nhiên là mình phải trả thêm chi phí.

4. Thêm/bớt các mục bảo dưỡng định kỳ (12..17)

Mỗi khi bảo dưỡng định kỳ, xe thường có vài hướng dẫn liệt kê các mục cần bảo dưỡng khác nhau.
Danh sách liệt kê của nhà máy kèm theo hướng dẫn sử dụng.
Danh sách liệt kê đề nghị của Đại lý.
Danh sách các hư hỏng thêm khi kiểm tra thực tế.

Các mục đề nghị của đại lý luôn nhiều hơn gấp rưỡi đến gấp đôi so với đề nghị nhà máy.

Đại lý thường đề nghị nhiều hơn, để giảm rủi ro hư hỏng dọc đường cũng như tăng doanh thu.

Một lựa chọn hợp lý thường là trung bình cộng về km của nhà máy và đại lý ví dụ Lọc gió Động cơ Đại lý đề nghị thay ở 20.000km /nhà máy đề nghị 40.000km, thì lựa chọn hợp lý là 30.000km.

Phần lớn các Bác đổi xe ở 50.000 hay 100.000km, mà khi mua xe lướt, họ rất quan trọng các phụ tùng jin còn trên xe, nên với một số phụ tùng quan trọng, các bác đừng thay sớm.

  • Không tháo béc ra khỏi xe để xúc rửa. Xúc bằng dung dịch đổ vào thùng xăng nổi 10.000km là đủ. Tháo béc ra khỏi xe và ráp lại không đúng cách là nguyên nhân chính cháy xe trước đây.
    Vệ sinh kỹ cụm bướm ga, moto bước theo đúng đề nghị của đai lý để tránh kẹt, mau hư moto bước.
  • Không thay bơm lọc xăng sớm, thường đại lý đề nghị ở 50.000km, nên thay khoảng 70.000km.
  • Giữ hệ thống thắng sạch. Dùng dung dịch vệ sinh dĩa thắng mỗi 10.000km hay ngắn hơn. Hai năm thay dầu thắng một lần dù chạy ít. Xả hết dầu cũ và thay đúng loại dầu của Mit. Dùng hai loại dầu lẫn lộn sẽ làm mau hư các phốt cupben thắng.
  • Bảo dưỡng kỹ hệ thống lạnh ở 70.000km (phần này bổ sung sau)

Bài gốc của bác Tống Quang Trường trên OVC https://www.facebook.com/groups/OutlanderVietnam/permalink/644433199014857/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here